Bảo vệ “Cửa sổ tâm hồn” sao cho đúng? (Phần 1)

Trước khi bước vào độ tuổi 65, khoảng 1/3 dân số đã gặp những vấn đề về mắt. Nguyên nhân phổ biến nhất làm giảm thị lực là đục nhân mắt, glaucoma (thần kinh mắt bị tổn thương, thường là do áp suất trong mắt)… Chất ôxy hóa Mắt là một cơ quan rất phức tạp và tinh tế. Võng mạc rất nhạy cảm với những tác động gây hại của các gốc tự do, ánh sáng mặt trời, sự thay đổi về áp suất, sự thiếu hụt chất dinh dưỡng. Thêm vào đó, bệnh tiểu đường là yếu tố rủi ro cao nhất gây đục thủy tinh thể, thoái hóa võng mạc, thậm chí gây mù. Nồng độ đường huyết cao ở những người bị bệnh tiểu đường tác động trực tiếp lên thủy tinh thể. Stress cũng có thể tác động vào những vi mạch trong võng mạc, góp phần làm giảm thị lực. Tác động ôxy hóa của các gốc tự do có thể gây hại cho “cửa sổ tâm hồn”. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới nhất cho thấy gốc tự do có thể được trung hòa bằng cách tiêu thụ một lượng lớn các chất chống ôxy hóa (antioxidants). Những chất chống ôxy hóa sẽ bảo vệ màng tế bào và những thành phần của mắt như thủy tinh thể, võng mạc… Các chất chống ôxy hóa không hoạt động riêng lẻ mà thường làm thành một “đường dây”, khi đó chúng sẽ hỗ trợ cùng nhau. “Đường dây” hoạt động hữu hiệu nhất bao gồm các vitamin A, C, E, kẽm, selenium và những hợp chất gọi là bioflanovid. Một chất bioflanovid rất phổ biến là anthocyanidins. Chất này sẽ hỗ trợ và bảo vệ thần kinh thị giác và những mạch máu nhỏ dẫn máu đi tới mắt. Các bioflanovid có nhiều ở dâu rừng, dâu tây…

Muốn đôi mắt khỏe và đệp thì các bạn nên chú trong bổ sung các vitamin A, C, E nhé!!

Nguồn: tổng hợp.