I. CẤU TẠO NHÃN CẦU
Nhãn cầu bình thường có cấu trúc hình cầu với chiều dài trục trước sau ở người trưởng thành khoàng 22 – 24 mm. Trục nhãn cầu dài hoặc ngắn sẽ gây tật khúc xạ hình cầu (cận thị hoặc viễn thị).Cấu tạo nhãn cầu từ trước ra sau bao gồm:
- Giác mạc (Cornea): là một màng trong suốt hình chỏm cầu, rất dai, không có mạch máu, chiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn cầu. Củng mạc (Sclera) – tiếp nối với giác mạc – là mô xơ rất dày bao bọc (4/5 sau) vỏ ngoài nhãn cầu, có nhiệm vụ bảo vệ các lớp màng và môi trường bên trong nhãn cầu.
- Tiền phòng (Anterior chamber) : là khoang nằm giữa giác mạc và mống mắt, chứa đầy thuỷ dịch (dịch tiết giúp duy trì nhãn áp đảm bảo cho chức năng quang học của mắt, đồng thời nuôi dưỡng thủy tinh thể và giác mạc). Càng lớn tuổi tiền phòng càng nông do thể tích của thủy tinh thể tăng. Tiền phòng thường nông ở mắt bị viễn thị và sâu ở mắt bị cận thị.
- Mống mắt (Iris) : nằm giữa tiền phòng và hậu phòng, giữa mống mắt có một lỗ tròn gọi là đồng tử (Pupil). Mống mắt có vai trò chính là điều chỉnh lượng ánh sáng đến võng mạc thông qua việc thay đổi kích thước đồng tử.
- Thể mi (Cilliary body) : nằm giữa mống mắt và hắc mạc, có vai trò trong sự điều tiết và sản xuất thuỷ dịch.
- Hậu phòng (Posterior chamber) : nằm sau mống mắt và trước dịch kính, chứa đầy thuỷ dịch và thông với tiền phòng qua lỗ đồng tử.
- Thuỷ tinh thể (Lens) : là một thấu kính trong suốt hai mặt lồi được treo cố định vào thể mi nhờ các dây chằng Zinn. Thuỷ tinh thể dày khoàng 4mm, đường kính 8 – 10mm và có công suất quang học là 20 – 22 diops. Công suất hội tụ của thủy tinh thể có vai trò quan trọng trong hệ thống khúc xạ, giúp tiêu điểm ảnh hội tụ đúng trên võng mạc khi nhìn xa. Thủy tinh thể có thể thay đổi độ dày (hội tụ) để giúp mắt nhìn rõ những vật ở gần gọi là sự điều tiết (accomodation). Khả năng điều tiết của thủy tinh thể giảm dần khi lớn tuổi gây ra sự lão thị.
- Dịch kính (Vitreous humour): một chất lỏng như lòng trắng trứng, nằm sau thủy tinh thể, chiếm toàn bộ phần sau nhãn cầu.
- Các màng:
http://demo.vmms.vn/matvietnga/wp-content/uploads/Thi-luc-binh-thuong2-300×142.jpg
Chức năng của mắt là giúp chúng ta nhìn rõ được các vật xung quanh. Mắt bình thường (mắt chính thị hay còn gọi là mắt không có tật khúc xạ) là mắt có hình ảnh hội tụ đúng trên võng mạc và chỉ khi đó vật mới được nhìn rõ. Khi mắt không có khả năng hội tụ một cách chính xác những tia sáng đi từ ngoài vào mắt đúng trên võng mạc thì gọi là mắt có tật khúc xạ. Đây là tật mắt rất hay gặp ở trẻ em, cần phát hiện và có biện pháp khắc phục sớm.II. TẬT KHÚC XẠ HÌNH CẦU
1. Cận thị (Myopia – Shortsightedness) :
Cận thị là một tật khúc xạ hình cầu ở mắt. Người bị cận thị có thể nhìn bình thường đối với những mục tiêu ở cự ly gần, nhưng không nhìn rõ đối với những mục tiêu ở cự ly xa nếu mắt không điều tiết. Nguyên nhân của cận thị là do giác mạc cong quá hoặc do trục trước – sau của cầu mắt dài quá hoặc do công suất khúc xạ quá lớn khiến cho hình ảnh không hội tụ đúng trên võng mạc như mắt bình thường mà lại hội tụ ở phía trước võng mạc. Tật cận thị có thể do bẩm sinh (thường nặng và có tính di truyền) hoặc mắc phải (thường bắt đầu ở độ tuổi đi học và tăng dần đến khi trưởng thành). Cận thị nặng có thể gây lé ngoài, nhược thị, thoái hoá hắc võng mạc hoặc nguy hiểm hơn hết là bong võng mạc.http://demo.vmms.vn/matvietnga/wp-content/uploads/Can-thi2-300×142.jpg
- Cách điều chỉnh tật khúc xạ cận thị : Dùng một thấu kính lõm (phân kỳ- concave) phù hợp (có độ cận thấp nhất cho thị lực xa tốt nhất) để đưa hình ảnh hội tụ đúng trên võng mạc. Có thể dùng kính tiếp xúc (contact lenses) hoặc phẫu thuật (nếu đủ điều kiện về tuổi, thị lực, độ khúc xạ, độ dày giác mạc và không mắc các bệnh lý về mắt).
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/30/Myopia.svg/300px-Myopia.svg.png
2. Viễn thị (Hypermetropia – Longsightedness):
http://matvietnga.com/wp-content/uploads/vi%E1%BB%85n-th%E1%BB%8B-150×150.jpg
Viễn thị là một tật liên quan đến khúc xạ hình cầu ở mắt. Người bị viễn thị có thể nhìn bình thường đối với những mục tiêu ở cự ly xa, song không nhìn rõ những mục tiêu ở cự ly gần. Nguyên nhân của viễn thị là giác mạc dẹt quá hoặc trục trước – sau của cầu mắt ngắn quá hoặc do công suất khúc xạ quá yếu khiến cho hình ảnh không hội tụ ở đúng trên võng mạc như mắt bình thường mà lại hội tụ ở phía sau võng mạc. Tật viễn thị sinh lý ở trẻ nhỏ có thể giảm dần khi trẻ lớn lên hoặc có thể chuyển thành cận thị. Tật viễn thị nặng nếu không được điều chỉnh dễ gây lé trong, glaucoma và nhược thị.- Cách điều chỉnh tật khúc xạ viễn thị : Dùng một thấu kính lồi (hội tụ-convex) phù hợp (có độ viễn thị cao nhất cho thị lực xa tốt nhất) có thể giúp điều chỉnh điểm hội tụ về đúng trên võng mạc. Có thể dùng kính tiếp xúc hoặc phẫu thuật.
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f3/Hypermetropia.svg/300px-Hypermetropia.svg.png
3. Loạn thị (Astigmatism):
Loạn thị là một dạng tật khúc xạ phức tạp. Hầu hết trường hợp loạn thị có nguyên nhân từ sự mất cân đối bề mặt giác mạc (độ cong ở các kinh tuyến không đều nhau) khiến hình ảnh hội tụ ở nhiều điểm khác nhau trên võng mạc. Người bị loạn thị sẽ nhìn hình ảnh bị nhoè hoặc có bóng ở cả xa lẫn gần. Loạn thị thường là bẩm sinh và ít thay đổi khi lớn lên nhưng dễ gây lé và nhược thị nếu không được phát hiện và điều chỉnh sớm. Loạn thị có thể đơn thuần (loạn cận đơn, loạn viễn đơn) hoặc hỗn hợp (kèm với cận thị hay viễn thị)http://matvietnga.com/wp-content/uploads/loanthi.jpg
- Cách điều chỉnh tật khúc xạ loạn thị : Dùng một thấu kính trụ phù hợp để điều chỉnh các kinh tuyến của giác mạc về gần với hình chỏm cầu ở đúng trục (axis) làm cho hình ảnh sắc nét hơn. Tuy nhiên, dù đã điều chỉnh kính đúng độ thì mắt cũng khó đạt thị lực tối đa. Một số trường hợp có thể điều chỉnh bằng kính tiếp xúc hoặc phẫu thuật.
4. Lão thị (Presbiopia):
Lão thị : Khi bước vào độ tuổi trung niên (khoảng 40 tuổi, có thể sớm hơn hoặc muộn hơn vài năm), khả năng đàn hồi (hội tụ – điều tiết) của thủy tinh thể giảm dần khiến mắt khó nhìn ở khoảng cách gần (từ 20 – 60cm) gọi là sự lão thị. Triệu chứng chủ yếu là khó nhìn thấy chi tiết vật ở gần mà phải đưa vật ra xa dần.- Cách điều chỉnh kính cho tật lão thị : Tuỳ thuộc vào thị lực và kính nhìn xa trước đó của bệnh nhân, phần nhìn gần thêm vào một chỉ số gọi là Addition (ADD). ADD thường tăng nhanh trong những năm đầu mới bị lão thị (mỗi năm tăng khoảng +0.25D) và tăng chậm dần ở những tuổi lớn hơn (thường sau 50 tuổi) và đạt mức tối đa khi được khoảng 65 tuổi. Cần chú ý điều chỉnh ADD theo khoảng cách nhìn gần mong muốn của bệnh nhân để nhằm đạt được thị lực nhìn gần tốt nhất phù hợp với yêu cầu công việc của bản thân người đó. Có thể phải cho nhiều chỉ số ADD khác nhau để phù hợp với nhiều khoảng cách nhìn gần khác nhau. Cần kiểm tra từng mắt riêng vì đôi khi 2 mắt có chỉ số ADD khác nhau. Kính hai tròng (bifocal lens) hoặc đa tròng (multifocal lens – Progressive lens ) là lựa chọn tốt cho người bị lão thị hoặc đã mổ đặt thủy tinh thể nhân tạo (IOL). Phẫu thuật cũng là một trong những chọn lựa để điều trị lão thị.
Nguồn: Bác sỹ Thu Hà