5 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI MỔ CẬN THỊ

Cận thị là tật khúc xạ mắt khá phổ biến hiện nay. Để khắc phục tình trạng cận thị, giảm phụ thuộc vào kính, mổ cận là phương thức được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể mổ cận. Vậy mổ cận thị cần lưu ý những gì. Top Optic mời bạn cùng tìm hiểu nhé.

1.ĐỐI TƯỢNG NÀO CÓ THỂ MỔ CẬN THỊ:

 

Mổ cận là phương pháp hiện đại và khá an toàn. Tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp mổ cận. Để mổ cận là bạn phải thuộc nhóm đối tượng sau đây:

  • Từ đủ 18 tuổi, vì người dưới 18 tuổi mắt vẫn đang trong quá trình phát triển, không thể tiến hành mổ cận. Tuy nhiên người trên 40 tuổi được khuyến cáo không nên mổ cận. Vì độ tuổi này mắt bước vào giai đoạn lão thị. Mổ cận ở giai đoạn này sẽ làm tăng nguy cơ tai biến và để lại nhiều biến chứng.
  • Độ khúc xạ phải ổn định 6 tháng trước khi mổ, chỉ chênh lệch trong khoảng từ 0.25 – 0.5 Diop.
  • Giác mạc đủ dày. Vì sau khi mổ cận, giác mạc sẽ thay đổi, nếu quá mỏng sẽ không thể thực hiện.
  • Không mắc các bệnh như: tiểu đường, tim mạch, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, suy giảm miễn dịch,… Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cũng không thể mổ cận. 

Mổ cận là phương pháp khá an toàn nhưng không phải ai cũng phù hợp

2. PHƯƠNG PHÁP MỔ CẬN PHỔ BIẾN HIỆN NAY:

3 phương pháp mổ cận đang được sử dụng khá phổ biến là:

  • LASIK (Laser Assisted in Situ Keratomileusis): phương pháp này được sử dụng nhiều nhất. Cách thức thực hiện là dùng dao vi phẫu cắt một vạt mỏng trên giác mạc. Sau đó dùng tia Laser Ecximer chiếu vào để tạo hình lại giác mạc. Thời gian thực hiện chỉ 10 – 15 phút cho cả 2 mắt. Kỹ thuật này khá an toàn và ít để lại di chứng.
  • FEMTOSECOND LASIK: Đây là phương pháp cải tiến của Lasik. Tia laser sẽ được dùng thay cho dao vi phẫu để cắt lớp vạt mỏng trên giác mạc. Theo đó, đường cắt sẽ chính xác và nhẵn bóng hơn. Phương pháp này chủ yếu dùng với các trường hợp cận nặng hoặc giác mạc mỏng.
  • RELEX SMILE: là thành tựu vượt bậc nhất trong phương pháp mổ cận thị. Thời gian thực hiện chỉ trong 23 giây. Mắt có thể bình phục chỉ sau 24 giờ thực hiện phẫu thuật. Phương pháp này còn loại bỏ hoàn toàn các biến chứng từ 2 phương pháp kể trên và cả hiện tượng khô mắt hay cộm mắt sau khi mổ.

3 phương pháp mổ cận phổ biến hiện nay

3. TRƯỚC KHI MỔ CẬN THỊ CẦN LƯU Ý GÌ?

Các phương pháp mổ cận đều khá hiện đại, ít nguy hiểm. Tuy nhiên trước khi mổ bạn cần tuân thủ những lưu ý sau đây:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa mắt. Bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra những tư vấn chính xác nhất về việc có nên thực hiện phẫu thuật hay không.
  • Không đeo kính áp tròng trước khi mổ 3 ngày (kính mềm) và trước khi mổ 14 ngày (kính cứng). Mắt kính thông thường nên được thay thể trong thời gian này.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để giữ tình trạng sức khỏe ở trạng thái tốt nhất. Không sử dụng các thực phẩm có chất kích thích trước khi phẫu thuật 48 giờ.
  • Giữ vệ sinh mắt, không thức khuya, không để mắt làm việc quá tải 
  • Không nên trang điểm khi làm phẫu thuật để tránh tình trạng mỹ phẩm rơi vào mắt gây nhiễm trùng. Nên sử dụng trang phục gài nút, để tránh việc áo tròng đầu cọ vào mắt khi thay đổi trang phục.
  • Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào ngoài thuốc do bác sĩ nhãn khoa kê trước khi phẫu thuật.

Tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa trước khi thực hiện phẫu thuật

4. SAU KHI MỔ CẬN NÊN KIÊNG GÌ?

Giai đoạn chăm sóc mắt sau khi mổ cận rất quan trọng. Việc chăm sóc mắt đúng cách quyết định tình trạng phục hồi thị lực của mắt. Vì thế bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Để mắt nghỉ ngơi hoàn toàn (nên nhắm mắt nằm nghỉ trong phòng tối hoặc phòng có ánh sáng nhẹ). Thời gian hoạt động mắt cần thực hiện từng bước:
  • Sau mổ 1 ngày: đọc sách, viết chữ trong khoảng thời gian ngắn
  • Sau mổ 3 – 7 ngày: sử dụng máy tính không quá 30 phút/lần
  • Sau mổ 1 tháng: sinh hoạt bình thường nhưng cần cho mắt nghỉ ngơi hợp lý
  • Thường xuyên nhỏ nước mắt nhân tạo để giữ ẩm mắt (30 phút/lần). Vệ sinh tay và đầu nhỏ trước khi dùng.
  • 3 ngày đầu sau mổ nên đeo kính râm 24/24, không dụi tay, nhắm mắt quá mạnh.
  • Không sử dụng thiết bị công nghệ quá 30 phút/lần.
  • Không trang điểm mắt.
  • Không chơi các hoạt động thể thao nguy hiểm như: đá bóng, bơi lội, bóng chuyền,…
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn và tái khám đúng lịch hẹn.
  • Hạn chế chất kích thích, thực phẩm cay nóng, tăng cường vitamin và các khoáng chất tốt cho mắt.

Hạn chế tiếp xúc các thiết bị điện tử hoặc dùng kính chống ánh sáng xanh để bảo vệ mắt

5. NHỮNG DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG CẦN LƯU Ý SAU KHI MỔ

Sau khi mổ cận, những dấu hiệu sau được xem là bình thường khi

  • Cộm, chảy nước mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng cường độ mạnh
  • Lóa mắt, thấy hào quang quanh các nguồn sáng
  • Khô mắt và xuất huyết dưới kết mạc

Các biểu hiện này sẽ giảm dần và hết hẳn sau vài ngày. Tuy nhiên bạn nên đi khám mắt ngay khi có các biểu hiện như:

  • Mắt đột ngột mờ
  • Mắt đau buốt
  • Chảy nước mắt nhiều và liên tục
  • Mắt nhiễm trùng, sưng đỏ

Mổ cận thị là phương thức phẫu thuật không quá phức tạp và khá an toàn. Sau mổ, người bệnh phục hồi rất nhanh. Tuy nhiên tình trạng tái cận hoàn toàn có thể xảy ra nếu không chăm sóc mắt đúng cách. Hiện nay việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử là không tránh khỏi. Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử rất có hại cho mắt. Vì thế dù thực hiện hay không thực hiện mổ cận bạn nên trang bị kính chống ánh sáng xanh để bảo vệ mắt và tăng cường thị lực nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *